Té ngã sau một lần va chạm mạnh, cơn đau xuất hiện vài ngày rồi hết, nhưng về lâu dài lại gặp khó khăn khi đi nhanh, chạy nhanh, thậm chí phần đùi bị teo cơ. Đó là những dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước nhưng có rất ít người biết.



Chấn thương đứt dây chằng chéo trước là gì?

Cấu trúc khớp gối có 4 dây chằng: dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL), dây chằng bên ngoài (LCL) và dây chằng bên trong (MCL).

Dây chằng chéo trước (ACL) nằm ở trung tâm của gối, giữa khoang lồi cầu của xương đùi, làm nhiệm vụ kết nối xương đùi với xương chày, giữ xương chày không bị trượt ra trước và xoay trong, đảm bảo khớp gối hoạt động vững chắc.

Đứt dây chằng chéo trước là tổn thương phổ biến nhất, thường xảy ra khi va chạm mạnh, té ngã chống chân xoay người chuyển hướng đột ngột, khi chơi thể thao (bóng đá, bóng rổ, võ thuật…) hoặc bị ngã từ trên cao. Dây chằng chéo trước bị đứt khiến mâm chày di lệch ra trước so với xương đùi, hậu quả là khớp gối lỏng lẻo và ảnh hưởng xấu đến sụn chêm và sụn mặt khớp, tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng chéo trước

Sau khi chấn thương:

– Người bệnh nghe thấy tiếng “rắc” phát ra từ đầu gối.

– Gối đau và sưng phù nề do dây chằng vừa đứt, dẫn đến chảy máu và tổn thương cấu trúc bên trong của khớp (bao khớp và các dây chằng bên). Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi vận động mạnh hoặc vẫn tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ giảm và mất dần sau 2 – 3 tuần.

Một thời gian sau, bệnh nhân có những dấu hiệu:

– Có cảm giác kẹt khớp: Người bị đứt dây chằng chéo trước có cảm giác khớp như bị trật và kẹt ở một tư thế nào đó, phải cử động hoặc duỗi gối thì khớp mới trở về trạng thái bình thường được.

– Khớp gối mất vững: Người bệnh khi di chuyển nhanh hoặc chạy rất dễ té ngã do không trụ được chân, tình trạng này mọi người thường gọi là bị “sụm” gối. Ngoài ra, khi lên cầu thang có cảm giác không vững, không kiểm soát được khớp gối, đồng thời khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang, từ đó giảm hẳn khả năng vận động.

– Teo cơ: Kích thước đùi bị chấn thương nhỏ dần, do teo cơ tứ đầu (cơ đùi trước), vì vậy hoạt động của chân này cũng yếu dần. Đối với đối tượng nữ, nhân viên văn phòng hoặc người ít vận động thì tình trạng teo cơ càng dễ xảy ra và tiến triển nhanh hơn.

Vì sao nhiều người thường bỏ sót chấn thương đứt dây chằng chéo trước?

Khi dây chằng bị tổn thương, cơn đau thường sẽ hết vài ngày sau đó. Vì vậy, nhiều người nhầm tưởng rằng đây chỉ là tổn thương nhẹ như bong gân nên không cần đến bác sĩ thăm khám cụ thể.

Hoặc có trường hợp bệnh nhân chỉ chụp X-quang thông thường, không phát hiện gãy xương nên càng chủ quan và chỉ uống thuốc giảm đau. Do vậy, các tổn thương dây chằng, nhất là đứt dây chằng chéo trước thường bị bỏ sót. Đặc biệt với phụ nữ nhu cầu vận động không cao (ít chơi thể thao, ít vận động mạnh) nên rất khó phát hiện..

Khi có triệu chứng đứt dây chằng chéo trước, bạn cần làm gì?

Khi bị chấn thương tại vùng khớp gối, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa xương khớp uy tín. Bác sĩ Đức Điệp sẽ thăm khám lâm sàng và có thể chỉ định chụp phim cộng hưởng từ (MRI) để xác định bạn có bị đứt dây chằng hay không rồi mới đưa ra các vật lý trị liệu sau mổ dây chằng chéo trước tốt nhất

Lưu ý trong các chẩn đoán hình ảnh, chụp X-quang hay chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) không thể đánh giá chính xác hết các tổn thương cấu trúc khớp gối, cụ thể đối với các phần bị che bởi xương sẽ không quan sát được. Tuy nhiên, chụp MRI có thể mô tả rõ nét các phần bị che bởi xương, phát hiện và đánh giá chính xác tổn thương ở xương, dây chằng, sụn chêm và sụn khớp.

Dựa vào các yếu tố: tuổi tác, nhu cầu vận động, mức độ tổn thương dây chằng, các tổn thương phối hợp…bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Không phải lúc nào có triệu chứng đứt dây chằng chéo trước, bác sĩ cũng chỉ định phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân lớn tuổi hoặc gặp tổn thương đứt dây chằng không hoàn toàn, mức độ lỏng gối ít, mắc một số bệnh nội khoa hoặc có vấn đề về rối loạn đông máu…thì không nhất thiết phải phẫu thuật, vẫn có thể điều trị hiệu quả theo hướng bảo tồn.

Nhiều bệnh nhân trong nước đánh giá cao trị liệu sóng xung kích Shockwave và chiếu tia laser mô tế bào sâu cấp IV tại phòng khám Đức Điệp. Đây là những phương pháp hiện đại được áp dụng trong điều trị các chấn thương, có tác dụng hồi phục các tổn thương cấu trúc khớp gối, tăng quá trình tuần hoàn, hạn chế biến chứng thoái hóa khớp. Ngoài ra nếu có dấu hiệu teo cơ đùi, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập phục hồi đứt dây chằng chéo trước phù hợp nhằm phục hồi cơ nhanh chóng.

Bác sĩ Timothy Gallivan chuyên khoa Thần kinh cột sống Chiropractic (phòng khám Đức Điệp: https://tapvatlytrilieutainha.com/ph...-nang-duc-diep) chia sẻ “Tôi khuyên mỗi người khi có dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước ở khớp gối nên đi khám ngay, không nên đắp lá, dán cao, xoa thuốc rượu và tùy ý áp dụng các biện pháp dân gian khi chưa được kiểm chứng, tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.”