Thần kinh toạ là dây thần kinh lớn nhất cơ thể, xuất phát từ đám rối cùng, chạy phía dưới cơ hình lê xuống chi phối cho các cơ phía sau đùi và các cơ vùng cẳng chân, bàn chân.

Đau thần kinh tọa là cơn đau từ cột sống thắt lưng đau dọc theo đường đi của nó xuống một bên chân hay hai bên, có thể kèm tê buốt hay rối loạn cảm giác. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng như yếu, teo cơ, đi lại khó khăn, nặng hơn có thể liệt chi dưới.



Nguyên nhân: Thường do chèn ép hoặc viêm nhiễm dây thần kinh hông to (thần kinh toạ) chẳng hạn đau do thoái hóa, gai, thoát vị đĩa đệm, lao cột sống hay ung thư cột sống…

Đối tượng thường gặp: Bệnh có thể xảy ra tại hầu hết ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp nhiều hơn cả ở lứa tuổi 30 -60 (lứa tuổi lao động).

Các dấu hiệu giúp nhận biết bệnh:

Bệnh có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột sau khi làm công việc nặng, đau âm ỉ hay dữ dội vùng thắt lưng có thể kèm theo tê, lan xuống mặt sau đùi, xuống cẳng chân, bàn chân. Đau tăng khi vận động, ho, hăt hơi. Nghỉ ngơi thì thường đỡ đau hơn, thường đau tăng hơn vào ban đêm.

Đau thần kinh toạ có thể điều trị dứt điểm, nếu do thoái hóa, gai, thoát vị đĩa đệm chèn ép hay viêm nhiễm thì điều trị bảo tồn bằng các phương pháp như:

Nội khoa: dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, bổ thần kinh, bổ khớp, an thần…

vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa: kéo giãn cột sống, các loại sóng trị liệu như sóng siêu âm, sóng ngắn, sóng xung kích, điện xung trị liệu, đắp sáp paraphin, chiếu đèn hồng ngoại.

Y học cổ truyền: nắn chỉnh cột sống, điện cứu, ôn châm, ngãi châm, bấm huyệt, cấy chỉ…

Nếu do chèn ép bởi những khối u, lao do thoát vị đĩa đệm thì cần được phẫu thuật. Khi bệnh nhân có những dấu hiệu như trên cần phải đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa cột sống để được tư vấn và chữa trị kịp thời, đúng cách.

Đau dây thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc chủ động phòng bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ giúp phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh:

Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không quá sức để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự linh hoạt của cột sống.

Các động tác sinh hoạt, lao động hàng ngày phải bảo đảm thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm đúng tư thế khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng.

Xem thêm: vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng