“Nhất dáng, nhì da thứ ba bộ móng” tưởng như một câu nói vui đùa nhưng thật ra lại đúng trong giai đoạn nghề nail – chăm sóc và làm đẹp móng rất được ưa chuộng như hiện nay.

Thế nhưng, móng lại thường xuyên nhanh phát triển nhanh hơn 1 chu kỳ làm nail mới. Để khắc phục điều đó việc cắt da móng tay, móng chân tại nhà là lựa chọn tối ưu nhất. Nghe như như đơn giản nhưng thực tế cắt móng là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng biết đấy. Xem thêm kềm duy cắt da giá bao nhiêu: https://kemduy.com/tag/kem-cat-da-gia-bao-nhieu



Thông thường, để cắt da móng tay, móng chân người ta thường dùng loại kềm chuyên dụng. Có 2 loại kềm phổ biến trong làm nail là kềm cắt móng và kềm cắt da duy. Cách phân biệt 2 loại này cũng tương đối dễ dàng, có thể nhận biết qua mắt thường: kềm cắt móng to và nặng hơn kềm cắt da.

Cắt da hay còn gọi là nhặt da, là việc làm sạch phần tế bào chết, lớp da dư thừa xung quanh viền móng, giúp móng tay trở nên sạch sẽ, mềm mịn hơn.

Các lưu ý khi cắt da móng tay/chân:

Trong việc cầm kềm: đối với thợ nail, cách cầm kềm thể hiện sự chuyên nghiệp, đối với các bạn cắt tại nhà, cách cầm kềm sẽ đảm bảo an toàn cho bạn tránh cắt phạm vào thịt, hạn chế gây tổn thương cho phần da bên ngoài.

Trong việc cầm kềm cắt da đúng cách:

Gỡ 2 thanh ngang ở giữa thân của kèm xuống

Đặt lòng bàn tay ngửa và đặt ngón tay trỏ vào dưới đuôi lưỡi kềm

Bạn đặt ngón tay giữa vào giữa phần thân kềm và để hai ngón áp út ôm trọn lấy một bên thân kềm

Nhẹ nhàng đẩy ngón tay giữa ra phía bên ngoài lòng bàn tay nếu bạn muốn mở lưỡi kềm

Nếu muốn khép lưỡi kềm bạn dùng 2 ngón áp tay út đẩy 1 bên của kềm vào phía lòng bàn tay.

Trong việc đi kiềm:

Sử dụng lực vừa phải khi đi kiềm, tránh tình trạng lực quá mạnh hoặc quá nhẹ làm khó chịu, gây tổn thương cho làn da.

Đi kiềm theo chiều hình tròn để tránh bỏ sót một số vùng da

Giữ kềm luôn trong tình trạng sắc bén, sạch sẽ

Cũng như đa số các phương pháp chăm sóc sắc đẹp khác, cắt da móng tay/chân cũng có những bước cơ bản. Các bước này không chỉ được áp dụng khi tại nhà mà còn được áp dụng tại các spa, salon khi làm dịch vụ khách hàng.

Bước 1: ngâm tay của bạn vào nước lạnh hoặc nước muối từ 10 đến 15 phút. Việc này giúp làm mềm vùng da xung quanh móng của bạn. Sau đó dùng khăn lau khô móng, bôi một lớp vitamin E hoặc kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho da tay để làm quá trình làm mềm da tay diễn ra nhanh hơn, tránh tình trạng khô da khi cắt.

Bước 2: dùng cây sủi da, đẩy hết phần tế bào chết lên trên bề mặt móng cũng như trong khóe móng và xung quanh viền móng tay. Lưu ý động tác này nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm quá mạnh gây tổn thương cho làn da.

Bước 3: Dùng kìm nhặt da làm sạch các tế bào chết vừa được đẩy lên trên bề mặt móng. Chuẩn bị những miếng bông ẩm nhỏ để lau sạch phần kem dưỡng ẩm, chú ý bạn cắt da đến đâu là lao đến đấy. tránh tình trạng khô tại viền da tay, gây cản trở quá trình cắt da.

Bước 4: sau khi cắt xong phần tế bào chết của da tan, bạn nên dùng cây giũa móng để định hình, tạo khối cho mỗi móng tay. Sau đó, dùng khăn ướt để làm sạch móng một lần nữa. Bước cuối cùng đối với những bạn có bộ móng yếu, giòn, dễ gãy có thể sơn một lớp dầu dưỡng móng để giúp móng được chắc khỏe hơn.