Đối với bệnh nhân sau khi mổ dây chằng chéo trước thì những bài tập phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước là vô cùng quan trọng. Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi thì tập luyện cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự hồi phục của bệnh nhân.



Tuy nhiên, khi tập phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc và có chế độ tập điều độ hàng ngày thì mới có hiệu quả như mong muốn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những bài tập đó như thế nào nhé!

Tuân thủ các nguyên tắc tập luyện

  1. Sử dụng đúng nẹp bảo vệ, nẹp chức năng
  2. Tập dáng đi sớm
  3. Tập các bài tập thăng bằng và phản xạ tự thân
  4. Các bài tập chức năng, kỹ năng thể thao
  5. Tập luyện sức chịu đựng về tim mạch
  6. Cố gắng kiểm soát sưng và đau để tránh cơ rơi vào tình trạng bị ức chế và teo cơ
  7. Hoàn thiện tập kéo dãn, mạnh cơ và duy trì toàn bộ các cơ chi dưới
  8. Tập đi chống chân chịu lực đặc biệt sớm duỗi gối tối đa


Bài tập phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước

Giai đoạn I: Từ tuần 0 đến tuần thứ 2

Bệnh nhân mang nẹp bất động gối tư thế duỗi cả khi nằm ngủ. Nên di động xương bánh chè bằng cách xoay nhẹ lên xuống hoặc sang hai bên. Hàng ngày tháo nẹp để lưu thông máu, đồng thời tập gấp duỗi gối thụ động, tăng dần số lần tập ngày từ 3-4 lần.

Sau đó tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân trong nẹp. Tập đi lại bằng nạng. Mục đích của bài tập trong giai đoạn này là gối duỗi hết, gấp đến 90 độ. Cơ tứ đầu khỏe, tập được dáng đi bình thường

Giai đoạn II: Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 4

Ở giai đoạn này tiếp tục gấp gối tăng dần khoảng 120 độ ở tuần thứ 4. Có thể tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản. Có thể đi xe đạp tại chỗ. Đi lại bằng nạng vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân.

Bài tập này có mục đích biên độ gối đạt 120 độ. Đứng được trên chân vừa mổ với toàn bộ trọng lượng cơ thế. Có thể đi lại được khi không dùng nạng, không đi tập tễnh. Xem thêm tại đây: https://tapvatlytrilieutainha.com

Giai đoạn III: Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 6

Ở giai đoạn này bệnh nhân bỏ nẹp gối, tiếp tục tập tăng biên độ gối. Đến tuần thứ 6 phải gấp hết gối. Tập nhún đùi bằng cách xuống tấn trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90-40 độ và sau đó làm ngược lại. Có thể tập bước lên xuống cầu thang ít bậc. Tập nâng đùi có bao cát khi gối gấp 90 độ, tăng dần trọng lượng. Hoặc cũng có thể tập bơi nhẹ nhàng.

Giai đọan IV: Tuần thứ 7 đến tuần thứ 10

Ở giai đoạn bốn, bệnh nhân tiếp tục các bài tập như trên, tuy nhiên sẽ tăng dần cường độ. Có thể chạy bước nhỏ trên đường bằng hoặc chạy tới chạy lui.

Giai đoạn V: Tuần thứ 11 đến tuần thứ 20

Giai đoạn từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 20 bệnh nhân tiếp tục tăng cường các bài tập như các giai đoạn trên. Tuy nhiên, bài tập chạy tăng tốc độ dần dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.

Giai đoạn VI: Tháng thứ 5 đến tháng thứ 6

Ở giai đoạn này bệnh nhân có thể đi lại ổn định. Bắt đầu chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng. Sau tháng thứ 6 có thể chơi thể thao lại bình thường. Biên độ gối phải đạt được > 130 độ, nên duy trì được 2 – 3 lần chơi thể thao trong một tuần.

Lưu ý: Trong quá trình tập vật lý trị liệu sau mổ dây chằng gối cần phải được bác sĩ phẫu thuật giám sát, đánh giá và theo dõi qua những lần tái khám sau. Nếu trong quá trình tập luyện có xảy ra điều bất thường, bệnh nhân nên đến ngay trung tâm y tế để khám kịp thời.

Dẫn nguồn: trung tâm vật lý trị liệu Đức Điệp